Sunday, May 6, 2018

Tê chân tay ban đầu chẩn đoán ra bệnh gì?

Bệnh tê chân tay biểu hiện nhiều bệnh lý cũng thường gặp ở người bị thiếu máu, sức đề kháng yếu. Đặc biệt nếu thời tiết trở lạnh đột ngột, khí huyết ở những người này khả năng cao sẽ bị ứ đọng, gây rối loạn cảm giác. Hậu quả là sự xuất hiện của các cơn tê buốt ngón tay, ngón chân hoặc cả tay chân. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ mất dần khi cơ thể thích ứng được với các điều kiện thời tiết.


Chân tay phải duy trì quá lâu một tư thế được xem là nguyên nhân sinh lý đầu tiên của bệnh tê chân tay. Điều này có thể gặp ở những người thường xuyên phải làm việc với máy vi tính (gõ bàn phím, tay di chuột) hoặc các công việc phải đứng nhiều (công nhân trong các nhà máy điện tử, thu ngân) khiến tay và chân phải làm việc rất vất vả. Khi vận động không đúng tư thế, các dây thần kinh tại tay và chân bị chèn ép, máu không được lưu thông làm các chi có cảm giác râm ran như bị kiến bò.

Ở những người nghiện rượu bia, thuốc lá, cơ thể chứa nhiều độc tố sẽ gây tổn thương cho hệ thần kinh. Đây được xem là một trong những nguyên nhân sinh lý chính dẫn đến bệnh tê chân tay. Chữa tràn dịch khớp gối ở đâu

Việc chịu tác dụng phụ từ một số loại thuốc điều trị cũng có thể làm người bệnh hay bị tê chân tay. Trong đó có thể kể đến như thuốc trị bệnh lao, HIV/AIDS… Thậm chí người bệnh sẽ được cảnh báo trước về sự xuất hiện của hiện tượng chân tay bị tê khi bắt đầu sử dụng thuốc. Sau một thời gian trị bệnh, cảm giác này có thể chấm dứt hoặc không. Vì vậy người bệnh cũng không cần quá lo lắng.



Nếu không bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý thì người hay bị tê chân tay rất có thể mắc một số bệnh liên quan đến thần kinh.

Bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh đái tháo đường, béo phì… khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao đột biến. Sau đó làm xơ vữa động mạch, các động mạch cung cấp máu đến các cơ quan, bao gồm cả các chi bị thu hẹp lại.

Dây thần kinh cảm giác bị giảm nguồn nuôi, gây rối loạn cảm giác tại chân và tay. Ở những nơi có mảng xơ vữa bị nứt cũng có thể xuất hiện các cục máu đông. Khi cục máu đông này bong ra, nó sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không thể đến các đầu ngón tay và chân.



Các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp thường gây ra hiện tượng suy tĩnh mạch. Các mạc máu và dây thần kinh khi đó sẽ bị tĩnh mạch chèn ép, lượng máu cung cấp đến các cơ và chi bị giảm xuống đáng kể. Ở bệnh nhân bị phồng lồi đĩa đệm, nếu không được chữa trị kịp thời, các nhân nhầy sẽ thoát ra khỏi bao xơ, tràn vào và gây chèn ép các dây thần kinh nằm xung quanh cột sống, gây ra bệnh tê bì tay chân.

Khi cơ thể bị thiếu dưỡng chất, lượng máu cung cấp đến các cơ quan bị giảm đi đáng kể. Đặc biệt với những vùng “xa xôi” như đầu ngón tay, đầu ngón chân thì lượng máu được vận chuyển đến càng ít. Vì thế những người gầy gò, ốm yếu, người đang mang thai rất dễ gặp tình trạng chân tay tê mỏi, làm việc chậm chạp.

Bệnh viêm đa rễ thần kinh xảy ra do thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Đây là một căn bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính và rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Triệu chứng tê bì chân tay được xem là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy đầu ngón chân tê tê như kiến bò.

Lâu dần, cảm giác này sẽ lan dần lên các đầu ngón tay rồi cả bàn tay, sự tê buốt cũng gay gắt hơn trước. Một số người bệnh cho biết, họ còn thấy tê cả ở vùng mặt, cổ. Viêm đa rễ thần kinh có thể khiến người mắc bệnh bị rối loạn cảm giác nặng hoặc liệt các chi nếu không tìm các biện pháp khắc phục.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Saturday, April 28, 2018

Đau dây thần kinh liên sườn kiêng ăn gì?

Đau dây thần kinh liên sườn nên và không nên ăn có thể đau nhói ở một điểm hoặc đau lan theo đường đi của dây thần kinh. Với riêng đau thần kinh liên sườn, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ đến dữ dội vùng xương sườn, đau thắt ngực, khó thở.


Hiện nay, nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn còn khá mơ hồ. Theo các nghiên cứu ban đầu, các bệnh lý liên quan đến xương khớp, tủy sống cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Nhiều trường hợp đi khám, bệnh nhân không được chỉ định ăn kiêng quá khắt khe để đảm bảo sức khỏe thì người bệnh vẫn nên ăn kiêng.

Không chỉ có hại với người bị đau dây thần kinh mà ngay cả với người bình thường, đồ chiên rán và mỡ động vật cũng có nhiều tác động không mấy tích cực. Theo các nghiên cứu khoa học, dầu mỡ làm chúng ta béo lên (điều này là đương nhiên), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm tuổi thọ và tăng các cơn đau thần kinh liên sườn.

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác sẽ ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh và xương khớp. Nó làm tăng axit uric trong máu, giảm khả năng tổng hợp protein, gây nên các bệnh về hệ thần kinh, xương khớp, tim mạch, làm giảm chức năng sinh lý của phái mạnh… Người đau thần kinh liên sườn nếu sử dụng bia rượu, hút thuốc thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trị bệnh.



Nội tạng động vật chứa nhiều đạm có lợi cho cơ thể, nhưng nó lại làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này ảnh hưởng không tốt đến xương khớp và hệ thần kinh.

Hiện nay, hầu hết nguồn gốc của nội tạng trên thị trường đều không rõ ràng, cộng thêm quá trình vệ sinh không sạch sẽ khiến cho nội tạng trở thành món ăn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.

Trong đồ ăn thường chứa nhiều dầu mỡ, chất lượng cũng không đảm bảo. Ăn nhiều đồ ăn nhanh sẽ khiến bạn tăng cân, mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp, dây thần kinh…

Nếu đã có bệnh mà vẫn thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.

Bên cạnh các món ăn mà người đau dây thần kinh liên sườn nên tránh, bác sĩ của Trung tâm Nam dược cũng khuyên người bệnh nên bổ sung một số nhóm thực phẩm sau:

Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong tăng dẫn truyền thần kinh,làm giảm các cơn đau nhức cho người bệnh. Bởi vậy, người đau thần kinh liên sườn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B như thịt gà, trứng, súp lơ, bông cải xanh, đậu đỗ, dưa chuột.



Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe, nếu là các loại rau có công dụng giảm đau, chống viêm thì càng tốt. Vì vậy, người bị đau thần kinh liên sườn nên bổ sung vào thực đơn các loại rau ngải cứu, lá lốt…

Ăn nhiều thức ăn giàu canxi để có được hệ xương khớp khỏe mạnh, tránh các bệnh làm tổn thương xương khớp và hệ thần kinh. Các thực phẩm trong nhóm này bao gồm xương ống, rau cải, mè, hạnh nhân, yến mạch, đậu đỗ.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thursday, April 26, 2018

Thoái hóa đốt sống cổ

Với tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng gia tăng như hiện nay, nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, không phải ai cũng có phương pháp thích hợp. Bao giờ giờ cũng vậy, việc phòng ngừa bệnh vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu.


Có tư thế ngồi làm việc đúng đắn


Khi học tập hay làm việc văn phòng, bạn cần phải có tư thế ngồi đúng đắn nhất. Không được ngồi cong vẹo vừa ảnh hưởng đến cột sống lưng vừa dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Với những người làm công việc văn phòng, bạn nên thường xuyên vận động cổ và cơ thể. Thỉnh thoảng lúc làm việc, bạn có thể xoay cổ lên xuống để giảm tình trạng mỏi cổ. Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu tại một chỗ mà hãy thường xuyên đi lại để giúp cho các khớp hoạt động dễ dàng hơn.



Thực tế có rất nhiều người ngủ sai tư thế. Chẳng hạn như nằm sấp mặt xuống giường, nằm một tư thế trong suốt thời gian ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mỏi cổ và cũng có không ít người cảm thấy tê nhức cổ sau khi ngủ dậy. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không

Khi đi ngủ, bạn nên thi thoảng chuyển mình, đổi tư thế nằm ngủ. Đặc biệt, bạn không nên ngủ với một tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Những tư thế này sẽ góp phần làm cho cổ nhanh chóng bị gập xuống và rất dễ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng không được kê gối quá cao, khiến cổ rất dễ bị mỏi.

Từ bỏ ngay những thói quen gây hại cho vùng cổ


Nhiều người khi gặp phải tình trạng mỏi cổ thường thực hiện một số động tác như vươn vai, bẻ ngón tay, vặn cổ và vặn sống lưng thành những tiếng kêu. Đây là cách để mọi người có thể thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, những cảm giác này chỉ xuất hiện trong giây lát và khiến bạn cảm thấy bớt đau nhức. Tuy nhiên, đây là những động tác về lâu dài sẽ rất dễ khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và gây nên thoái hóa đốt sống cổ.



Chính vì vậy, khi gặp tình trạng đau nhức cổ, bạn tránh vặn cổ, vặn mình. Bạn có thể từ từ xoa phần cổ để có thể giảm tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tư thế ưỡn cổ hay cúi gấp cổ,… Chúng sẽ gây hại cho vùng cổ của bạn.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý


Với bất cứ căn bệnh xương khớp nào cũng vậy, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng để hỗ trợ phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ là vô cùng cần thiết. Bạn có thể cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin từ rau quả, xương, thịt, trái cây,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay, nóng,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.



Ngoài ra, bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh tình trạng thức quá khuya và dậy sớm. Luôn giữ tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm: Trẻ bị gãy xương

Monday, April 23, 2018

Trẻ em muốn ngăn ngừa gãy xương thì sao?

Với trẻ em có thể chữa lành trong ít nhất là 3 tuần, trong khi ở độ tuổi thiếu niên thì mất khoảng 6 tuần để hồi phục. Ngoài ra, khi trẻ bị gãy xương cũng không để con tham gia các hoạt động thể thao cho đến khi được sự đồng ý của bác sĩ.


Theo các bác sĩ thì khi chăm sóc trẻ bị gãy xương, tùy thuộc vào mức độ xương bị tổn thương, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và các loại gãy xương mới có thể kết luận được thời gian trẻ có thể phục hồi.

Khi trẻ bị bó bột kéo dài, dẫn đến xương bị loãng, dẫn đến đau mỏi. Cũng do đó mà các bác sĩ cũng khuyên các cha mẹ trong thời gian dưỡng thương, nên chuẩn bị cho con ăn những thực phẩm nhiều can-xi để nâng cao chất lượng xương, giúp giảm đau xương. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả.

Tuyệt đối không được tự ý tháo bột nếu chưa đủ thời gian quy định hoặc không có sự chỉ dẫn của các sĩ.

Trong thời gian trẻ bị bó bột:


Thường xuyên kiểm tra xem bột còn chặt, có bị lỏng hay bị gãy không. Chỉ cần phần bột không chặt có thể làm lệch khu vực xương bị gãy.

Nếu có dấu hiệu bột chèn ép hay dị ứng bột khiến cho bộ phận được bó tê bì, đau nhức, thâm lại, không cảm thấy ngứa.

Khi kiểm tra nếu thấy vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên thì nên tìm đến bác sĩ ngay.

Khi trẻ bị bó bột nên hạn chế cho con đi lại, đi tới chỗ trơn trượt để đảm bảo vết thương nhanh lành.
Làm thế nào để ngăn ngừa gãy xương ở trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa gãy xương:


Các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ canxi cho con bạn để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương sau này trong cuộc sống.

Nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ chắc khỏe cho xương. Những bài tập đơn giản như nhảy dây, chạy bộ, đi bộ cũng có thể giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe cũng có thể tham khảo nhé.

Để đảm bảo tốt nhất cho con, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các đồ dùng bảo hộ khi tham gia thể thao, sử dụng ghế xe hơi và thắt dây an toàn cho bé khi tham gia giao thông.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Sunday, April 22, 2018

Nguyên nhân đau vai gáy là gì?

Đau dây thần kinh vai gáy hay còn gọi là đau vai gáy là một bệnh lý khá phổ biến và rất hay xảy ra với giới văn phòng. Đau thần kinh vai gáy là hiện tượng các dây thần kinh ở vai gáy bị chèn ép dẫn đến máu khó lưu thông, đau nhức và mỏi. Hiểu biết về căn bệnh đau mỏi vai gáy giúp bạn có các kiến thức để nhận biết bệnh cũng như có thể phòng tránh để không mắc phải căn bệnh này.


Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau thần kinh vai gáy nhưng phải kể đến là một số nguyên nhân chính sau:


Ngồi nhiều và ít vận động thường xuyên gặp ở đối tượng là nhân viên văn phòng khi cả ngày chỉ ngồi một chỗ tại bàn làm việc. Ngồi một chỗ quá lâu khiến cho sụn đệm cột sống bị thoái hóa, dịch tràn ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống, động mạch… Các dây thần kinh tại cổ cũng bị chèn ép dẫn đến tình trạng đau thần kinh vai gáy. Không dừng lại ở đó, việc ngồi trước quạt hay điều hòa cả ngày làm giảm sự cung cấp oxy đi nuôi các tế bào, thiếu máu cục bộ, đau mỏi vai gáy.

Đau thần kinh vai gáy đôi khi cũng là dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng của những căn bệnh về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, cong vẹo cột sống, các di chấn của chấn thương vùng cổ… Các bệnh này chèn ép làm tổn thương dây thần kinh khiến cho máu lưu thông kém, cục bộ, và gây nên các hiện tượng đau.

Khi tuổi tác tăng lên các dây thần kinh cũng không thể linh hoạt được như trước, lúc này, các dây thần kinh yếu dần, tính dẻo dai bị giảm khiến cho bệnh đau thần kinh vai gáy có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, có thể do một số nguyên nhân khác gây nên bệnh đau thần kinh vai gáy như: lười vận động, ngủ kê đầu quá cao, phơi nắng quá nhiều, ngâm nước quá lâu…

Đau thần kinh vai gáy có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng những dấu hiệu đầu tiên ai cũng nhận thấy đó là: đau cơ ở phần cổ gáy, vai và vùng trên lưng. Phương pháp chữa tràn dịch khớp gối

Những cơn đau đầu tiên thường nhẹ, người bệnh có thể nghĩ đó là đau do mỏi nhưng đầu có thể quay không thoải mái, chỉ có thể nghiêng mà không thể quay lại phía sau.

Chỉ cần sờ nhẹ vào vùng vai gáy cũng cảm thấy đau một cách rõ rệt.



Khi bệnh nặng hơn nó có thể ảnh hưởng tới cả giấc ngủ cũng như việc ăn uống, mọi vận động liên quan đến vùng vai gáy đều bị hạn chế và gây đau đớn nên người bệnh rất khó chịu. 

Khi ngủ, dù có nằm nghiêng sang bên đau hay bên không đau thì người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Những triệu chứng bệnh sẽ ngày càng tăng lên cho đến nghi người bệnh cảm thấy không thể quay nổi cổ, nghiêng đầu vô cùng khó khăn, đi lại nhẹ nhàng cũng gây đau.

Hiện nay, có nhiều phương pháp cũng như nhiều loại thuốc chữa đau dây thần kinh vai gáy khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh cũng như khả năng của mình mà người bệnh chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Khi người bệnh bị đau nhức vai gáy và đi khám không thấy dây thần kinh bị chèn ép thì có thể sử dụng phương pháp này. Xoa bóp tại vị trí đau giúp cho máu lưu thông và nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau. Khi đau nhẹ thì chỉ làm một thời gian ngắn thôi người bệnh cũng cảm thấy tình trạng bệnh đau dây thần kinh vai gáy giảm rõ rệt.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Saturday, April 21, 2018

Thực phẩm bồi bổ cho người bệnh xương khớp

Việc chăm sóc ăn uống thực phẩm bồi bổ cho xương khớp không quá khó khăn, thậm chí cực kì đơn giản nếu chúng ta chú tâm ngay từ bây giờ. Một trong những cách chăm sóc xương khớp hiệu quả và dễ dàng nhất chính là chế độ ăn uống phù hợp


Xương khớp chắc khỏe là nhờ canxi được đảm bảo. Trong chế độ ăn uống hàng ngày chúng ta nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi. Canxi chiếm 99% trong xương chúng ta. Các nhà khoa học Mỹ từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xếp hạng từ cao xuống thấp top các loại thực phẩm giàu canxi hơn cả sữa bò bao gồm:

– Mè (vừng) có 975 mg canxi trong 100 gam.

– Hạnh nhân có 269 mg canxi trong 100 gam.

– Rau dền có 215 mg canxi trong 100 gam.

– Đậu đen có 160 mg canxi trong 100 gam.

– Rong biển có 150 mg canxi trong 100 gam.

– Sữa bò có 113 mg canxi trong 100 gam.

– Cua có 89 mg canxi trong 100 gam.

– Tôm có 64 mg canxi trong 100 gam.

– Trứng có 56 mg canxi trong 100 gam.

– Cá thu có 12 mg canxi trong 100 gam.

Như vậy dựa theo số liệu trên chúng ta đã biết phải chọn những loại thực phẩm nào để bổ sung canxi cho xương khớp chắc khỏe rồi phải không nào.

Nhóm thực phẩm giàu chất bôi trơn

Xương khớp của chúng ta nếu bị khô sẽ phát ra tiếng kêu và đau nhức khi vận động. Chính vì vậy ngoài việc bổ xung canxi cho xương khớp chắc khỏe thì việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất bôi trơn xương khớp dẻo dai, linh hoạt có tầm quan trọng không kém.

Nhóm thực phẩm sản sinh collagen bôi trơn xương khớp cần được hấp thu bao gồm: đậu nành, tỏi, cà rốt, rau cải, đậu đũa, cam, chanh,…


Nhóm thực phẩm giàu chất glucosamine có trong vỏ cua, tôm hùm và các chế phẩm chức năng bổ sung glucosamine.

Nhóm thực phẩm giàu axit béo, omega3 thường hay có trong các loại cá biển, dầu cá…



Ngoài ra còn có các loại thực phẩm chức năng chuyên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho một hệ xương khớp chắc khỏe. Nếu không có thời gian ăn uống đầy đủ bạn có thể chọn bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng này.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thursday, April 19, 2018

Bệnh gout ảnh hưởng thế nào?

BỆNH GOUT ẢNH HƯỞNG TỚI XƯƠNG KHỚP GÂY ĐAU ĐỚN VÀ ẢNH HƯỞNG TRẦM TỚI CUỘC SỐNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN MẮC PHẢI. NGÀY XƯA CÓ THỂ NÓI BỆNH GOUT THƯỜNG THƯỜNG ĐƯỢC GỌI LÀ BỆNH CỦA NGƯỜI NHÀ GIÀU, TRONG THỜI KÌ PHONG KIẾN THÌ HẦU NHƯ BỆNH GOUT HAY MẮC Ở VUA CHÚA, QUAN LẠI GIÀU CÓ. 


Nhưng ngày theo nhiều chứng minh cho thấy rằng các bệnh gout mắc phải là do người ăn quá nhiều thực phẩm có chứa acid uric mà chất này thường có trong những loại thực phẩm đắt tiền nên thường mắc ở những người giàu có là vì vậy. Bệnh nếu không được điều trị bệnh gout hợp lý có thể gây biến dạng xương khớp và có thể gây liệt khớp.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh gout


Người ta đã phát hiện đối với những người mắc bệnh gout thì khi xét nghiệm sẽ phát hiện trong cơ thể lượng acid uric tăng cao. Có thể là do ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như: Thịt, cá, nấm, tôm, cua..một phần uống bia rượu.

Một nguyên nhân nữa là bệnh gout có thể mắc phải ở một số người mắc bệnh suy thận, hoặc các bệnh giảm chức năng của thận do lượng acid trong cơ thể cần được đào thải ra bên ngoài qua thận nhưng do chức năng thận bị suy giảm hạn chế sự bài tiết nên lượng acid uric được giữ lại trong máu có thể hình thành nên bệnh gout.

Bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.


Bệnh gout có thể ảnh hưởng như thế nào tới xương


Bệnh gout dễ thấy nhất đó chính là các cơn đau dữ dội, bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp lớn các ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Các cơn đau có thể kéo dài và dai dẳng. Chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y

Sau khi cơn đau nặng nhất giảm xuống, một số cơn đau khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau đó cơn đau sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến nhiều khớp. Các khớp sẽ thấy sưng đỏ bởi đó chính là hiện tượng của viêm các khớp, khớp bị ảnh hưởng hoặc khớp trở nên sưng đỏ và đau.

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên mà không có các biện pháp điều trị thì bệnh có thể gây nên viêm xương khớp mãn tính và gây biến dạng các khớp, sẽ không còn cử động được. gây liệt khớp không hồi phục. Bệnh ảnh hưởng rất lớn tới hệ xương khớp và cần được điều trị sớm và kết họp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để có điều trị bệnh một cách hiệu quả

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.