Sunday, April 15, 2018

Gai đôi cột sống s1

Bệnh gai đôi cột sống S1 thường không có dấu hiệu đặc biệt ngoài các cơn đau thông thường hoặc đôi khi là những cơn đau cấp tính xuất hiện đột ngột tại vùng đốt sống cùng. 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết căn bệnh gai đôi cột sống S1 này qua những triệu chứng sau:


Người bệnh đau ở vùng thắt lưng cùng, nếu dùng tay ấn vào khu vực này sẽ thấy đau tăng lên.

Bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động cột sống, đau tay rồi đau lan xuống chân.

Có 1/10 tổng số bệnh nhân bị mất đường cong sinh lý vì cơ cạnh sống thắt lưng bị co cứng và phát triển sang hai bên.

1/2 tổng số người bệnh mắc phải hội chứng chèn ép các rễ dây thần kinh hông to nhưng đau không thường xuyên, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ…. cũng ít gặp.

Bệnh gai đôi cột sống theo tiếng latin là Spina bifida, có nghĩa là cột sống bị tách đôi. Đây là căn bệnh dị tật bẩm sinh ở cột sống có từ quá trình hình thành bào thai bởi ống thần kinh và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống không đóng hoàn toàn.

Vị trí phổ biến thường dễ bị gai đôi cột sống là vùng bản lề thắt lưng L5 và xương đốt sống cùng S1. Bệnh gai đôi cột sống S1 có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là những người ở độ tuổi lao động từ 20-50 tuổi, người lao động nặng. Bệnh Gout có triệu chứng như thế nào



Tuy bệnh gai đôi cột sống không quá nguy hiểm nhưng có thể thúc đẩy nhiều căn bệnh cột sống khác phát triển, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm.

Hiện nay, y học vẫn chưa thể chữa khỏi bệnh gai đôi cột sống S1 hoàn toàn. Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là cho phụ nữ uống acid folic trước khi mang thai. Để điều trị gai đôi sột sống, chủ yếu sử dụng các phương pháp bảo tồn, điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật chỉ được áp dụng khi xuất hiện các biến chứng chèn ép thần kinh, tổn thương ống tủy gây tê liệt, mất cảm giác, vẹo cột sống…

Điều trị gai đôi cột sống S1 bảo tồn là sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid; nhóm thuốc giãn cơ kết hợp dùng các dụng cụ có tác dụng nâng đỡ giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị tổn thương như nẹp lưng. Phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu cũng được áp dụng để hỗ trợ quá trình điều trị.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học và có ích cho người bệnh cũng vô cùng cần thiết. Bênh nhân nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn với các môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,… tránh các môn nhảy cao, nhảy dây tăng áp lực lên cột sống. Đồng thời, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả và trái cây tươi, sữa để tăng cường sức khỏe xương khớp; tránh ăn nhiều chất béo; duy trì cân nặng phù hợp, tránh thừa cân, béo phì.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể làm bạn yên tâm hơn cũng như có kiến thức khám chữa bệnh tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Xem thêm: Bệnh đa xơ cứng

No comments:

Post a Comment